Cùng là hai đất nước nằm trong khu vực Đông Nam Á, nền ẩm thực Việt Nam và Thái Lan có vô số món ăn được bạn bè quốc tế ghi nhận và có những so sánh thú vị. Cùng 101 Thai Kitchen so sánh ẩm thực Việt Nam và Thái Lan có nét tương đồng và khác nhau như thế nào nhé!
Những nét tương đồng giữa ẩm thực Việt Nam và Thái Lan
Cả Việt Nam và Thái Lan là hai quốc gia có nền ẩm thực phong phú và đa dạng, thuộc khu vực Đông Nam Á có thời tiết, khí hậu và tài nguyên, điều kiện tự nhiên giống nhau chính vì thế khá giống nhau về các nguyên liệu, trái cây, lương thực và thực phẩm.
Các món ăn được chế biến và khẩu vị khác biệt nhau nhưng đa số nguyên liệu chế biến có thể tương đồng nhau đến 90% như: gạo nếp, gạo tẻ, thịt heo, bò, gà hay hải sản tươi sống, gia vị tương đồng, vị chua của chanh, ngọt của đường, đắng tiêu, đậm đà của mắm và muối, trái cây cùng thuộc khí hậu nhiệt đới nên nhìn chung người Việt khá yêu thích đồ ăn Thái Lan và ngược lại.
Ẩm thực ở cả 2 nước đều mang tính chất rõ rệt khác biệt của các vùng miền, mỗi miền của mỗi nước là một hương vị đặc trưng. Việt Nam mang âm hưởng văn hoá ẩm thực của 3 miền Bắc – Trung – Nam còn ở Thái Lan mang văn hoá của 4 vùng miền: miền Bắc, Đông Bắc, miền Nam và miền Trung. Qua các món ăn như: mì trộn Việt Nam – Pad Thai, bánh mì, súp cua, xôi,… là những món ăn thể hiện sự tương đồng trong nguyên liệu của hai màu ẩm thực Việt và Thái Lan.
Mỗi nước có một văn hoá khác nhau nên ẩm thực có một nét văn hoá riêng biệt, nên để nói so sánh ẩm thực Việt Nam và Thái Lan nước nào hấp dẫn hơn thì chắc hẳn không một ai có thể đong đo cân đếm một cách chính xác được.
Sự khác nhau giữa hai nền ẩm thực Việt Nam và Thái Lan
Hai nền ẩm thực có sự tương đồng với nhau về nguyên liệu, lương thực, thực phẩm tuy nhiên mỗi quốc gia lại có văn hoá và phong tục tập quán khác nhau vì thế ẩm thực của mỗi nước cũng có nét đặc trưng riêng về cách chế biến, bày trí và thưởng thức cũng đều khác nhau.
Phong cách dùng bữa khác biệt trong mỗi bữa ăn
Nếu Việt Nam sử dụng đũa là dụng cụ chính khi thưởng thức cho mọi món ăn và các loại thìa là phụ thêm thì ở Thái Lan đũa chỉ sử dụng dành riêng cho các món mì và muỗng là dụng cụ chính trong các bữa ăn. Thường người Thái sẽ dùng tay để cầm muỗng và nĩa ở tay trái và chỉ những món không ăn cùng cơm thì mới được dùng nĩa ví dụ như trái cây, bánh ngọt,…
Ngoài ra, truyền thống của Thái Lan còn dùng tay trực tiếp để ăn (hay còn gọi là ăn bốc) và ngày nay vẫn còn áp dụng và những ngày lễ tết lớn khi thưởng thức các món ăn truyền thống, đây cũng là một nét văn hoá gây tò mò cho du khách.
Hầu hết người dân thích sử dụng dĩa, thìa lớn để ăn, thay vì đũa. Người dân không cần dùng đến dao vì phần lớn đồ ăn dễ lấy. Dù người Thái thường bày đồ ăn trên cơm trắng, họ lại ít khi trộn lẫn mọi thứ mà ăn lần lượt từng món.
Văn hoá ẩm thực ảnh hưởng từ các nước khác nhau
Nét văn hoá ẩm thực của mỗi quốc gia được hình thành theo bề dày lịch sử, tài nguyên thiên nhiên, tôn giáo, phong tục tập quán của quốc gia đó. Nhân tố lịch sử của mỗi dân tộc có sức ảnh hưởng chi phối đến văn hoá ẩm thực khá nhiều
Nếu như Việt Nam suốt 4000 năm lịch sử bị xâm lược từ các phía: Trung Quốc, Mỹ, Pháp, Nhật,… chính vì thế văn hoá ăn uống của Việt Nam ta ít nhiều có ảnh hưởng của ẩm thực Trung Hoa, và lối văn hoá ẩm thực của Pháp chi phối văn hoá ăn uống tại miền Nam.
Thì Thái Lan lại có sức ảnh hưởng ẩm thực của các nước láng giềng lân cận như Ấn Độ, Myanmar, Trung Quốc,… Ở các khu vực như Đông Bắc Thái Lan mang đậm phong cách ẩm thực của Lào, miền Bắc lại có âm hưởng của Myanmar,… được đánh giá ẩm thực Thái Lan khá phong phú và đa dạng
> Xem thêm:
Gia vị khác nhau trên lãnh thổ mỗi nước
Nếu để so sánh ẩm thực Việt Nam và Thái Lan có sự khác biệt rõ rệt thì chắc phải kể đến gia vị cho vào từng món, gia vị làm thay đổi vị mùi vị đặc trưng. Mỗi nước có cách kết hợp khẩu vị khác nhau sẽ cho ra mùi vị đặc trưng của từng món khác nhau.
Món ăn Việt Nam kết hợp các loại gia vị quen thuộc của nhóm ngũ vị, kết hợp hài hoà trong từng món ăn. Hương vị ẩm thực Việt Nam được đánh giá là đậm đà, dễ thưởng thức cho cả bữa chính lẫn bữa phụ.
Gia vị dùng cho món ăn Thái có phần đa dạng và đặc sắc, với hương vị đặc trưng của món ăn Thái đó chính là vị chua, ngọt và rất cay, hầu như món ăn nào cũng có sử dụng ớt là gia vị chủ đạo. Bên cạnh đó các loại gia vị từ thảo dược được sử dụng rất nhiều như nghệ tây, tinh dầu hoa nhài, đinh hương,… kết hợp với nhiều món ăn làm tăng hương vị và bổ dưỡng là một trong những nét độc đáo của ẩm thực Thái Lan.
Lương thực chủ đạo
Việt Nam là nước nông nghiệp, có truyền thống dùng cơm gạo tẻ từ ngàn đời, cơm trắng luôn là lương thực chủ đạo trong ngày của mỗi người. Thường mâm cơm của người Việt sẽ gồm: cơm trắng, thức ăn mặn (thịt kho, cá kho,…), đồ xào, cành và món tráng miệng là một khẩu phần lý tưởng cho cả gia đình, những món ăn nhẹ như: súp, mì,… có thể dụng cho các bữa phụ khác.
Thì ngược lại, cũng là đất nước nông nghiệp nhưng Thái Lan lại lựa chọn nếp làm lương thực chính, dùng xôi thay thế cơm tẻ để ăn kèm với các món ăn đặc trưng của người Thái. Dễ thấy người Thái còn sử dụng cả gạo nếp làm xôi trong cả món ăn tráng miệng như: xôi xiêm (xôi sầu riêng), chè xôi xoài,… Ngoài ra, các món như mì, bánh mì cà ri,.. cũng là một trong những món mà người Thái lựa chọn là món chính trong ngày.
Nước chấm đặc trưng của mỗi ẩm thực khác nhau
Ẩm thực Việt và Thái có chung một nét là pha chế nước chấm riêng cho từng món ăn, món ăn nào cũng có đi kèm với nước chấm làm tăng mùi vị và kích thích vị giác cho người dùng.
Ở Việt Nam nói đúng hơn là nước (nước mắm) pha thành mắm chua, mắm mặn tỏi, ớt,… hay các loại muối khác nhau. Nhưng với ẩm thực Thái nước chấm thường sẽ là dạng nước sốt, sền sệt cách pha có phần cầu kỳ với nhiều loại gia vị và cách chế biến công phu hơn, nước sốt có thể dùng để ướp đồ nướng hay ăn kèm sau khi nướng đều được.
Việc so sánh ẩm thực Việt Nam và Thái Lan thì quả nhiên hai nền ẩm thực đều phong phú và đa dạng, luôn được các du khách nước ngoài đánh giá cao, và không thể phân biệt được ẩm thực nước nào ngon hơn vì mỗi nền ẩm thực có nét đặc trưng riêng và phù hợp với mỗi khẩu vị từng người. Chỉ biết rằng, ẩm thực của một nước là sự thể hiện của bản sắc dân tộc, văn hoá, phong tục, tập quán, tôn giáo của đất nước ấy, thông quan những món ăn là những thông điệp gửi đến các du khách nước bạn về một đất nước đậm đà, hiếu khách, hài hoà như chính món ăn họ chế biến.
Tìm hiểu sâu sắc văn hoá ẩm thực Thái Lan và Việt Nam qua những chuyến du lịch, bạn có thể liên hệ đơn vị Du lịch Khát Vọng Việt để được chia sẻ các thông tin bổ ích về những chuyến đi, để mỗi chuyến đi là một cuộc trải nghiệm, khám phá lý thú ở những vùng đất mới.